HÀNG NHẬP KHẨU Á ÂU

Hotline/Zalo: 098.679.8008

NHÂN SÂM

=============

TÌM HIỂU VỀ NHÂN SÂM

Tổng quan về nhân sâm

Nhân sâm hay đôi khi gọi tắt đơn giản là sâm (ginseng). Là loài thực vật mọc hoang và trồng ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc có 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm. Liên Bang Nga có ở miền Viễn Đông, nhưng trên thị trường thế giới người ta chỉ chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, có tên chung là Sâm Cao Ly. Nhân Sâm Hàn Quốc: Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong "Thần nông bản thảo" của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung - Quế - Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

Công dụng của nhân sâm

- Nhân sâm là một vị thuốc quý. Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm là cây mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng và loại sâm này được gọi là dã sâm.

- Nhân sâm là vị thuốc lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

Những tác dụng của nhân sâm đã được chứng minh là:

Nhân sâm giúp giảm căng thẳng tâm thần

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Nhân sâm giúp kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Nhân sâm giúp điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

Nhân sâm giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Nhân sâm giúp giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Nhân sâm giúp giảm mệt mỏi

Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức.

Nhân sâm giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể

Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm

Nhân sâm là một vị thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể là, sau vài ngày sử dụng nhân sâm, bạn có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích. Do tác dụng của nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.

Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ người mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. Nguyên nhân là do, đã có những báo cáo về sự ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như các cơn hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực và chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.

Mặt khác, nhiều người do chưa quen sử dụng sẽ cảm thấy nhân sâm có mùi khá khó chịu.

Các bài thuốc với nhân sâm

Bạn có thể dùng 1 vị nhân sâm: nhân sâm thái thành lát mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4-10g. Một cách dùng khác là nhân sâm ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm sâm với 600ml rượu 35-40 độ, ngâm trong thời gian 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong thời gian 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong thời gian 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống khoảng 20-30ml.

Do có tác dụng tốt trong bổ khí, nhân sâm còn được dùng trong nhiều bài cổ phương quý:

Bài thuốc 1: Tứ quân tử thang:

Chuẩn bị: nhân sâm, bạch truật, bạch linh, mỗi vị 5g và cam thảo 3g.

Thực hiện: Ngày uống 1 thang thuốc dưới dạng sắc hoặc làm viên hoàn.

Tác dụng: bổ chân khí cho những người sức khỏe yếu hay mệt mỏi, chán ăn, kém ăn.

Bài thuốc 2: Bát trân thang:

Chuẩn bị: kết hợp bài Tứ quân tử thang thêm các vị: xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa, mỗi vị 5g.

Thực hiện: Ngày uống một thang thuốc dưới dạng sắc hay thuốc hoàn.

Tác dụng: điều trị chứng cả khí và huyết đều suy, người suy nhược cơ thể, chân tay vô lực, đoản hơi, thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, chán ăn.

Bài thuốc 3: Thang độc sâm:

Chuẩn bị: Nhân sâm 4g đến 12g, chưng cách thuỷ, cho uống.

Tác dụng: Điều trị chứng hư, bệnh nặng, bệnh đã lâu ngày, ra máu nhiều dẫn đến hôn mê, mạch đập khẽ muốn ngừng, thoát nguy kịch.

Bài thuốc 4: Thang sâm phụ:

Chuẩn bị: Nhân sâm 3g – 6g, phụ tử 12g – 20g.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên và uống trong ngày.

Tác dụng: Điều trị các chứng như trên kèm mồ hôi ra lạnh toát, chân tay rã rời.

Bài thuốc 5: Thang nhân sâm hồ đào:

Chuẩn bị: Nhân sâm 4g và hồ đào 12g.

Thực hiện: Sắc thuốc uống trong ngày.

Tác dụng: bổ phổi dịu hen, điều trị chứng phế hư ho hen, thở gấp.

Bài thuốc 6: Thang Tứ quân tử:

Chuẩn bị: Nhân sâm 4g, bạch truật 12g, bạch linh 12g và cam thảo 4g.

Thực hiện: Sắc thuốc uống trong ngày.

Tác dụng: Kiện tỳ cầm tiêu chảy, điều trị chứng tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít, dẫn đến đại tiện lỏng hoặc đại tiện lỏng kéo dài

Bài thuốc 7: Bột Sinh mạch:

Chuẩn bị: Nhân sâm (hoặc đảng sâm) 12g, mạch đông 12g và ngũ vị tử 6g.

Thực hiện: Sắc thuốc uống trong ngày.

Tác dụng: Sinh tân chỉ khát, điều trị các bệnh nhiệt làm khô tân dịch, đái tháo đường làm họng khô miệng khát

Kiêng kỵ: Nếu không phải mắc chứng hư thì không nên sử dụng. Nhân sâm có đặc tính phản lê lô, sợ ngũ linh chi. Điều này có nghĩa là không nên dùng nhân sâm đồng thời với củ cải và uống trà đặc.

Những người nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm

Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải có thể sử dụng cho mọi đối tượng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:

Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.

Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.

Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (hay là đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.

Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

Ngoài nhân sâm, trên thế giới còn có các loại sâm nào?

Theo Wikipedia, trên thế giới có rất nhiều loại sâm, để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào tên gọi, chi tiết như:

Nhân sâm (Panax ginseng/Asian ginseng họ Araliaceae): được mô tả sớm nhất và được ứng dụng phổ biến nhất. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong "Thần nông bản thảo" của vua Thần Nông.
Đảng sâm (Codonopsis spp. họ Campanulaceae): mọc hoang và được gieo trồng ở Thượng Đảng.
Huyền sâm (Scrophularia họ Scrophulariaceae): có màu đen.
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza họ Lamiaceae): có màu đỏ.
Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius họ Malvaceae): mọc hoang và được sản xuất ở Bố Trạch.
Sâm tố nữ (Pueraria mirifica hay Kwao Krua ): 1 loài thuộc chi Pueraria.
Tố nữ sâm (Angelica sinensis hay đương quy )
Ngũ diệp sâm ( Gynostemma pentaphyllum , jiaogulan , Việt Nam gọi là Giảo cổ lam)
Sa sâm (Launaea pinnatifida họ Asteraceae/Adenophora spp. họ Campanulaceae): loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát.
Thổ nhân sâm (Talinum spp. họ Portulacaceae)
Nam sâm (Schefflera octophylla họ Araliaceae)
Nam sâm (Boerhaavia spp. họ Nyctaginaceae).
Bàn long sâm (Spiranthes sinensis họ Orchidaceae).
Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae)
Thái tử sâm (Pseudostellaria heterophylla): là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng.
Sâm Ấn Độ (Withania Somnifera họ họ Solanaceae)
Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị.
Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
Sâm Alaska (Oplopanax horridus)
Sâm Brazil (Pfaffia paniculata, suma )
Sâm Tây Bá Lợi Á (Eleutherococcus senticosus họ Araliaceae) còn gọi là sâm Siberi, sâm Liên Xô.[cần dẫn nguồn]
Sâm Peru (Lepidium meyenii hay maca)

Hàng Nhập Khẩu Á Âu phân phối các sản phẩm nào từ nhân sâm?

Hàng Nhập Khẩu Á Âu nhập khẩu và phân phối nhiều sản phẩm từ nhân sâm Hàn Quốc như: sâm củ tươi (loại 2-3-4-5-6-8-10 củ, sâm hầm gà), bình rượu ngâm sâm, rượu nhân sâm, tỉa hoa củ sâm tươi trang trí bình rượu sâm, sâm tươi ngâm mật ong, nước ép nhân sâm, tinh chất nhân sâm núi... Xin vui lòng xem link:

https://hangnhapkhauaau.vn/tag/nhan-sam-han-quoc-20350

Mua nhân sâm Hàn Quốc ở đâu?

Hàng Nhập Khẩu Á Âu được biết đến là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm Hàn Quốc uy tín tại Việt Nam, chúng tôi hiện phân phối hơn 7.000 sản phẩm đến từ Hàn Quốc như hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, mẹ và bé, hàng gia dụng v.v...Trong đó riêng sản phẩm Hồng Sâm có từ hơn chục hãng nổi tiếng bậc nhất Hàn Quốc như KGC, KGS, DEADONG, BIO, ACHIMMADANG, WOOSHIN v.v...riêng loại hộp thiếc có đủ các loại quy cách từ 37.5g, 70g, 150g, 300g và 600g, các dòng thiên sâm, địa sâm, lương sâm; củ to, củ nhỡ, củ nhỏ. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả tốt bậc nhất thị trường.

============

Quý Khách vui lòng liên hệ:

HÀNG NHẬP KHẨU Á ÂU

Đ/c: Số 21B5 Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội (gần cổng làng Đại Từ, đối diện Viettel Post, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng An Bình)
Xem Google Map TẠI ĐÂY
Hotline/Zalo: 0986798008 * 0568888666 * 0928698989

(Nguồn: Sưu tầm và biên tập)

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

HÀNG NHẬP KHẨU Á ÂU
Số ĐKKD: 01M8013050 do UBND Q. Hoàng Mai, Hà Nội cấp ngày 20/01/2015
Fanpage: https://www.facebook.com/hnkaau/   *   Email: hangnhapkhauaau@gmail.com 
Showroom: Số 21B5 Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội (Xem Bản đồ)
Người đại diện - Chủ tài khoản: HÀ THỊ MINH PHƯƠNG
Hotline/Zalo: 098.679.8008
- STK: 9999959999998 - tại MB Bank - Chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội
- STK: 0301000337007 - tại Vietcombank - Chi nhánh Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- STK: 1482205148919 - tại Agribank -Chi nhánh Hùng Vương - Hà Nội.
- STK: 03501013927726 - tại Maritime Bank Định Công - Hà Nội.
- STK: 21310000417461 - tại BIDV - Chi nhánh Nam Hà Nội.

QUÉT MÃ ZALO QR

LIKE ĐỂ ĐƯỢC ƯU ĐÃI

-+


Thêm vào giỏ Mua ngay